Turbo ô tô là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Turbo

Turbo tăng áp ô tô, không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là dân kỹ thuật. Thế nhưng đối với những người không hiểu về lĩnh vực xe thì turbo tăng áp chắc hẳn còn rất xa lạ, mởi mẻ không biết turbo là gì. Mặc dù turbo ô tô được áp dụng phổ biến không chỉ riêng trong lĩnh vực xe hơi. Vậy turbo tăng áp ô tô là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của turbo.

Turbo tăng áp là gì?

Turbo tăng áp là một thiết bị được vận hành bởi khí thải làm tăng sức mạnh của động cơ bằng cách bơm khí xả vào buồng đốt nhằm tăng sức mạnh cho động cơ mà không phải tăng số lượng và dung tích xi lanh, giúp xe ít tiêu hao nhiên liệu hơn.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Turbo

Bộ tăng áp gồm 2 chi tiết chính là tuabin, bộ nén và trục, ổ bi đỡ, đường dẫn dầu bôi trơn trục turbo. Trong đó cánh tuabin và cánh bơm nằm ở hai khoang riêng và được nối với nhau thông qua một trục.

Cánh tuabin nằm ở khoang kết nối để nhận lực đẩy từ dòng khí xả của động cơ. Còn cánh bơm thì nằm ở khoang đối diện. Khí xả của động cơ dẫn tới một quạt được gọi là tuabin, với mục đích để quay trục và xoay quạt thứ 2 theo hiệu ứng ngược lại, được gọi là bộ nén.

Bộ nén này có nhiệm vụ giúp khí đi vào khoang nạp khí của động cơ đi kèm với một bộ làm lạnh trung gian để làm khí mát đã được nén trước khi đưa vào động cơ. Bộ làm mát trung gian đặt giữa Turbocharger và khoang nạp khí.

Tìm hiểu thêm: Má phanh ô tô phát ra tiếng kêu: Nguyên nhân và cách khắc phục và Giới thiệu các loại dầu nhớt ô tô tốt nhất hiện nay

Nguyên lý hoạt động của Turbo

Tăng áp turbo giúp tối ưu hóa nguồn năng lượng từ khí xả để dẫn động cơ tuabin quay máy bơm vào buồng đốt giúp tối ưu quá trình đốt nhiên liệu và không khí.

Turbo tăng áp được lắp đặt trên đường ống xả thải của động cơ. Khí xả từ động cơ khi thải ra, sẽ làm cho cánh quạt tuabin của bộ tăng áp quay. Do kết nối trên cùng một trục nén khí cánh tuabin quay thì cánh bơm khoang đối diện cũng quay, đồng thời làm nhiệm vụ hút không khí sạch và nén lại sau đó đưa vào động cơ.

Do đó khi xe tăng tốc, khí xả thải ra sẽ càng nhiều tốc độ quay của turbo sẽ càng nhanh, đồng nghĩa với lượng khí được nạp vào động cơ càng nhiều, thì công suất động cơ xe tăng cao hơn.

Các loại tăng áp turbo phổ biến hiện nay

1: Tăng áp đơn

Đây là loại tăng áp có cấu tạo truyền thống, được sử dụng khá phổ biến nhất hiện nay. Hoạt động dựa vào sự khác biệt về kích thước giữa bánh răng máy nén và tuabin để tạo ra các đặc tính mô-men xoắn khác nhau. Nếu tuabin lớn có công suất lớn thì tuabin nhỏ lại quay nhanh hơn.

Ưu điểm: Lắp đặt đơn giản, hiệu suất tuabin cao, phù hợp với động cơ cỡ nhỏ giúp tạo ra công suất tương đương với động cơ hút khí tự nhiên dung tích lớn hơn.

Nhược điểm: Có xu hướng bị phạm vi vòng tua máy hạn chế hiệu suất kém ở tốc độ thấp. Phản ứng còn chậm, chưa linh hoạt như các tuabin khác.

2: Twin – scroll cuộn kép

Đây là loại turbo tăng áp kép có nghĩa là sử dụng cùng lúc 2 bộ turbo truyền thống. Giúp khắc phục được hiện tượng trễ turbo và cho công suất tối ưu nhất và tiết kiệm nhiên liệu.

Ưu điểm: Có thể tận dụng được tối đa áp suất khí thải. Hiệu suất sẽ tốt ở tốc độ thấp – trung bình.

Nhược điểm: Có tạo tạo khá phức tạp so với turbo đơn, đòi hỏi kỹ thuật cao, Chi phí lớn son so với truyền thống.

3: Twin – turbo hay bi – turbo tăng áp kép

Loại tăng áp này có thể sử dụng cùng lúc với hai bộ turbo tăng áp truyền thống, kích thước tăng áp của hai bộ turbo này có thể khác nhau như: mỗi bộ tăng áp sử dụng cho mỗi xi lanh, mỗi bộ sẽ sử dụng cho vòng tua thấp, một bộ cho vòng tua cao…

Ưu điểm: Nó giúp khắc phục được hiện tượng trễ turbo với công suất tối ưu ở nhiều dải vòng tua máy khác nhau. Giúp xe tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình sử dụng.

Nhược điểm: Cấu tạo vô cùng phức tạp so với hai turbo trên  do động cơ cần nguồn cung cấp dầu dồi dào và bơm dung tích lớn và chi phí rất cao.

Ngoài ba loại tăng áp phổ biến trên còn có các loại tăng áp khác: Electric turbo,  tăng áp VGT, Variable twin…

Một số lưu ý giúp turbo tăng áp có tuổi thọ dài

– Hạn chế di chuyển ngau sua khi cho xe nổ máy để tránh ảnh hưởng tới turbo.
– Không tắt máy ngay sau khi dừng xe. Vì nếu như tắt máy động cơ đột ngột khi động cơ còn nóng sẽ khiến động cơ không được lưu chuyển mà chỉ tiếp xúc cục bộ ở một số vị trí nóng, sẽ khiến cho dầu bị giảm chất lượng đi làm dầu biến chất nhanh hơn.
– Nên chú ý khi xe vào cu để tránh trơn trượt, mất kiểm soát.
– Kiểm tra kỹ lưỡng các hệ thống đường dẫn khí cao áp định kỳ. Nếu có hiện tượng bất thường xảy ra, cần tiến hành xử lý kịp thời.
– Nên bảo dưỡng hệ thống làm mát thường xuyên định kỳ.
– Nên thay lọc xăng đúng hạn hoặc nếu lọc xăng bị bẩn sẽ khiến xăng sẽ bị nhiễm tạp chất.

Trên đây là một số thông tin kiến thức cơ bản về turbo tăng áp trên ô tô mà Gara ô tô 2S đã tổng hợp. Hi vọng sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về turbo tăng áp cung như cấu tạo và nguyên lý của nó.

Nếu bạn gặp sự cố về hệ thống turbo tăng áp, hãy liên hệ với chúng tôi 0398713887 để nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Đội cứu hộ lưu động 2S chuyên cung cấp dịch vụ lưu động.

Hotline: 0398713887
Zalo: 0398713887

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *