Má phanh ô tô phát ra tiếng kêu: Nguyên nhân và cách khắc phục

Má phanh ô tô

Má phanh ô tô là bộ phận quan trọng hỗ trợ việc dừng xe đúng lúc. Má phanh giúp các ngừng chuyển động của xe bằng cách ma sát giữa má phanh và đĩa phanh làm ô tô dần dần dừng chuyển động.

Khi bạn đạp phanh, lực ép sẽ truyền từ từ đến chân phanh qua đầu phanh rồi đến má phanh. Lúc này má phanh sẽ kẹp vào đĩa phanh và tạo ra lực mà sát khiến xe chạy chậm lại hoặc dùng hẳn. Chính vì thế, má phanh sẽ bị mài mòn nhanh chóng.

Khi nào thì nên thay má phanh ô tô

Theo các chuyên gia ô tô khuyến cáo, chúng ta cần thay má phanh sau khoảng 80.000 km (khoảng sau 2 năm vận hành xe). Vì thế các tài xế hãy kiểm tra và thay thế má phanh đúng định kỳ tránh những rủi ro không đáng có.

Tìm hiểu thêm: Cách thay thế lốp dự phòng và những điều bạn nên biết khi thay lốp dự phòng và Tính năng ưu việt của các dòng xe Mazda

Nguyên nhân khiến cho má phanh phát ra tiếng kêu

Phanh ô tô phát ra tiếng kêu là một trong những dấu hiệu cho thấy hệ thống của bạn đang gặp vấn đề, đừng bỏ qua dấu hiệu này vì nó có thể báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng đến hệ thống má phanh của bạn.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến má phanh ô tô phát ra tiếng kêu lạ:

1: Do má phanh bị bụi bẩn:

Nên khi đạp phanh nếu phát ra tiếng kêu ken két, tiếng rít thì có thể do má phanh bị bụi bẩn, cặn hay đất cát gây tiếng kêu lạ.
Bạn nên rửa xe thường xuyên có thể giúp loại bỏ bụi bẩn trên hệ thống phanh.

2: Má phanh bị mòn:

Lý do phổ biến nhất phát ra tiếng ồn là do má phanh bị mòn. Má phanh sau một khoảng thời gian dài sử dụng, bề mặt kim loại phía sau cũng sẽ bị mài mòn từ từ, khiến tấm kim loại cọ sát vào nhau gây tiếng kêu. Do đó, bạn nên thay má phanh mới, tránh tình trạng má phanh gãy hoặc vỡ ra.

3: Má phanh kém chất lượng

Nhiều chủ xe nghĩ rằng việc mua bộ má phanh giá rẻ sẽ giúp họ tiết kiệm một khoản, nhưng thực tế thì đây là một quyết định sai lầm. Má phanh kém chất lượng thường có những mảnh kim loại, chúng chà sát vào nhau cạo lên bề mặt của đĩa phanh gây hư hại. Bởi vì má phanh kém chất lượng có vật liệu kém hơn có thể gây tiếng ồn và bạn cũng có thể gặp rắc rối nếu chọn má phanh hậu mãi không đạt tiêu chuẩn OEM.

4: Miếng chêm bị rách, hỏng

Miếng chêm (miếng đệm) được làm từ vật liệu tổng hợp, kim loại. Nó nằm giữa má phanh, giúp giảm ma sát để làm cho xe của bạn dừng lại. Những miếng chêm này bám vào rotor phanh và ép chặt nó cho đến khi xe giảm tốc độ và dừng lại. Mặc dù nó có thể là một quá trình đơn giản, nhưng bất kỳ sự cố mất khả năng bám hoặc tiếp xúc nào cũng có thể gây tai nạn.

5: Không thường xuyên sử dụng xe

Một trong những lý do khác gây ra tiếng kêu lạ của má phanh cũng có thể do chúng ta không thường xuyên sử dụng xe. Vì nếu chỉ để xe ô tô nằm im hàng tuần không sử dụng cũng sẽ khiến đĩa phanh xe bị rỉ sét và ăn mòn.

Cách thay má phanh xe ô tô tại nhà

Bước 1: Tháo bánh xe 

Đầu tiên dùng kích ô tô để nâng xe lên, rồi sau đó tiến hành tháo bánh xe.

Bước 2: Tháo chốt trượt

Tìm và xác định hai chốt trượt, rồi nói lỏng các đai ốc trên lốp xe. Sau đó tháo các đai ốc ra khỏi khỏi xe của bạn, rồi tiến hành tháo lốp ra.

Sau khi tháo lốp ra có thể nhìn thấy kẹp phanh vào rôto, xác định vị trí bu lông ở mặt trong của cụm thước cặp để tháo chúng ra.

Bước 3: Tháo má phanh cũ – lắp má phanh 

Tháo má phanh ở cả hai bên của rôto phanh, kết hợp kiểm tra xem các kẹp giữa chúng tại chỗ có bị hỏng không rui tiến hành thay má phanh mới.

Trước khi thay má phanh mới cần tra mỡ phanh vào các kim loại ở mặt sau của má phanh mới của bạn, một lượng mỡ nhỏ, rồi tiến hành lắp má phanh mới.

Bước 4: Lắp lại bu lông

Sau khi lắp má phanh mới bạn nên kiểm tra lại xem lắp đúng vị trí chưa và siết chặt các bu lông bằng tay và tiến hành lắp lại lốp.

Sau khi đã hoàn tất thay má phanh mới bạn nên đạp phanh để xem đã hoạt động ổn định chưa.

Trên đây là những thông tin cơ bản về má phanh và cách thay thế má phanh tại nhà. Hy vọng những thông tin Gara ô tô 2S chia sẻ giúp bạn hiểu hơn, chú ý đến má phanh ô tô của mình.

Xem thêm:

Hotline: 0398713887
Zalo: 0398713887   

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *