Tìm hiểu về bệnh chân tay miệng ở trẻ

Bệnh chân tay miệng là một trong số những bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Nó là căn bệnh thường gặp và dễ lây lan. Bệnh này rất nguy hiểm cho trẻ nếu bố mẹ không để ý, phát hiện sớm để có biện pháp phòng tránh kịp thời. Thời điểm dễ mắc bệnh chân tay miệng ở trẻ là khi chuyển sang mùa hè, bệnh sẽ lây lan rất nhanh. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa cho trẻ mắc bệnh chân tay miệng.

1.Nguyên nhân mắc bệnh chân tay miệng

Vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là vào mùa hè, nguy cơ mắc bệnh và lây lan ở trẻ là rất cao. Siêu vi trùng đường ruột và enteroviruts 71 là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh chân tay miệng ở trẻ.

Bệnh này có thể lây nhiễm rất nhanh thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với họng, tuyến nước bọt hay dịch mũi từ trẻ nhiễm bệnh sang trẻ lành bệnh. Dấu hiệu của bệnh là tổn thương da, da bọng nước ở các vị trí như: lòng bàn tay, miệng, lòng bàn chân, mông hay đầu gối của trẻ.

2.Dấu hiệu nhận biết của bệnh chân tay miệng

Trẻ có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ, ho, nổi đỏ trên da…đó là những dấu hiệu nhận biết đầu tiên của trẻ.

Phát ban đỏ trên da:

Sau khi phát bệnh từ 1 đến 2 ngày da của trẻ sẽ nổi lên những nốt ban nhỏ và chúng sẽ phát triển thành bọng nước. Những nốt ban này sẽ lan rộng ra lòng bàn tay, bàn chân, mông của trẻ. Các nốt ban đỏ xuất hiện trên da bé thường không bị đau, không ngứa và kéo dài khoảng 10 ngày.

Bị loét ở miệng:

Bệnh sẽ xuất hiện ở quanh miệng hoặc trong miệng, cũng có thể trong lưỡi và vòm miệng khiến bé gặp khó khăn trong việc ăn uống. Những biểu hiện này rất giống với trẻ bị loét miệng thông thường nên nhiều cha mẹ rất hay bị nhầm lẫn, vì vậy khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu như vậy, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để khám và chữa trị kịp thời.

Những dấu hiệu của trẻ bị chân tay miệng

3.Cách phòng chống bệnh chân tay miệng ở trẻ

Hiện nay chưa có loại thuốc đặc trị nào cho bệnh chân tay miệng vì vậy cha mẹ hãy nên có chế độ chữa trị các dấu hiệu và chăm sóc tốt sẽ giúp cải thiện sớm bệnh của trẻ.

Nguyên nhân chính là do virus đường ruột gây ra nên thông thường sẽ điều trị bằng thuốc khách sinh, nhưng phải có sự chỉ dẫn của các y bác sĩ chuyên khoa, tránh trường hợp dùng các loại thuốc không có tác dụng, gây hại cho trẻ.

Điều quan trọng nhất chính là cha mẹ nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ để tăng cường sức đề kháng và giữ gìn vệ sinh cho bé, tránh tiếp xúc với những trẻ đang bị bệnh.

Nói chung, bệnh chân tay miệng ở trẻ là một trong số những căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nếu trẻ nhà bạn vô tình mắc phải thì hãy đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để khám và chữa trị kịp thời cho trẻ, tránh để trường hợp bệnh phát triển lâu dài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *