Việc xuất nhập khẩu hàng hóa luôn mang đến cơ hội cũng như thử thách cho các doanh nghiệp. Do đó, việc nắm rõ những vấn đề liên quan đến thuế xuất nhập khẩu là điều rất quan trọng. Bên cạnh các câu hỏi thường gặp như làm thế nào để in hóa đơn điện tử, khấu trừ thuế GTGT là gì, thuế TNCN có được miễn đối với thu nhập từ cho thuê tài sản không,… đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu cũng là điều kế toán còn vướng mắc. Các vấn đề về đối tượng phải nộp thuế xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật sẽ được đề cập ngay sau đây.
1. Đối tượng chịu thuế xuất, nhập khẩu
Điều 2 Luật thuế XNK 2016 quy định về đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu như sau:
“1. Hàng hóa dùng cho xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam;
2. Hàng hóa đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.”
Như vậy:
– Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu chỉ bao gồm hàng hóa không bao gồm các đối tượng dịch vụ.
– Hàng hóa được phép xuất nhập qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam là hàng hóa thuộc diện chịu thuế xuất nhập khẩu. Dấu hiệu được phép xuất khẩu, nhập khẩu là dấu hiệu pháp lý quan trọng nhất của hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu. Theo đó hàng hóa thuộc danh mục cấm XNK nếu có XNK thì không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu thuộc danh mục cấm xuất. Việc xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục cấm xuất nhập khẩu được coi là hành vi buôn lậu và tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.
– Không có sự phân biệt về mục đích kinh doanh hay phi kinh doanh, chính ngạch hay tiểu ngạch đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, miễn là hàng hóa được xuất nhập khẩu qua biên giới, cửa khẩu Việt Nam.
2. Đối tượng nào không chịu thuế xuất, nhập khẩu?
Tại khoản 4 Điều 2 Luật thuế XNK 2016 quy định về đối tượng không chịu thuế xuất nhập khẩu bao gồm:
– Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính Phủ;
– Hàng hóa được dùng cho hoạt động viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
– Khu phi thuế quan xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, đưa hàng hóa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
– Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.
3. Đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu
Tại Điều 3 Luật thuế XNK 2016 quy định về đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu gồm có:
– Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
– Tổ chức nhận sự ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
– Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
Đối với xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác thì tổ chức nhận ủy thác chịu trách nhiệm nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Quy định về thời hạn nộp Báo cáo Tài chính
Hóa đơn điện tử có xuất lùi ngày được không?
4. Đối tượng được miễn thuế xuất nhập khẩu
– Hàng tạm nhập tái xuất và ngược lại để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, máy móc, thiết bị dụng cụ nghề nghiệp phục vụ công việc trong thời hạn nhất định.
– Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài theo quy định.
– Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài hoặc hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài gia công.
– Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Để lại một bình luận