Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với lao động thử việc

Trong mỗi doanh nghiệp, công ty đều có lao động thử việc, vậy, lao động thử việc có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không? Các thu nhập của người lao động có bị tính thuế TNCN hay không? Việc tra mã số thuế cá nhân online được thực hiện như thế nào? Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với lao động thử việc được thực hiện ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết các vướng mắc về việc tính thuế thu nhập cá nhân đối với lao động thử việc trong bài viết dưới đây.

Lao động thử việc vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân không

Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 và Nghị định 65/2013/NĐ-CP được hướng dẫn tại Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC thì tiền lương, tiền công là thu nhập của người lao động nhận được từ người sử dụng lao động bằng tiền đồng Việt Nam hoặc bằng tài sản có giá trị quy đổi là các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tiền lương, tiền công từ lao động nói chung và người lao động thử việc, mùa vụ nói riêng đều là đối tượng điều chính và là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, không phải 100% mức tiền lương thử việc đều phải đóng 10% thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể việc tính thuế TNCN sẽ được tính như sau:

Theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC tại Điều 25, Khoản 1 đã quy định cụ thể về khấu trừ thuế. Căn cứ theo quy định này, thuế đối với tiền lương, tiền công thử việc được tính bằng 10% tiền lương đối với những cá nhân có thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên.

Đối với quy định giảm trừ gia cảnh trong thời gian thử việc

Căn cứ tại Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì cá nhân có thu nhập chịu thuế được giảm trừ gia cảnh bằng 9.000.000đ/tháng, một năm được giảm trừ gia cảnh bằng 9 triệu x 12 = 108 triệu đồng. Tuy nhiên, theo quy định mới nhất thì mức giảm trừ gia cảnh đã tăng lên 11 triệu đồng.

Từ quy định trên nhận thấy:

-Nếu sau thời gian thử việc, người lao động tiếp tục ký hợp đồng dài hạn, thì thời gian thử việc cũng được khấu trừ thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần

– Nếu sau thời gian thử việc, người lao động không tiếp tục ký hợp đồng lao động dài hạn thì:

+ Khấu trừ thuế theo quy định tại Điểm i, Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC

+ Nếu cá nhân làm Bản cam kết 23/CK-TNCN chỉ có thu nhập duy nhất tại công ty mà tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì công ty tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của cá nhân đó. Cá nhân chỉ được làm bản cam kết khi đã có mã số thuế TNCN. 

Những điều cần biết về đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu 

Quy định về thời hạn nộp Báo cáo Tài chính

Tóm lại, trường hợp cá nhân người lao động được xác định chỉ có duy nhất khoản thu nhập thuộc đối tượng thuế theo tỷ lệ 10% nhưng ước tính tổng thu nhập chịu thuế của cá nhân được giảm trừ gia cảnh với điều kiện người lao động đó phải đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, và không phát sinh các khoản đóng  góp bảo hiểm xã hội, từ thiện, nhân đạo,… và làm cam kết 23 theo mẫu.

Như vậy, đối với lao động thử việc vẫn sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, việc nộp thuế thu nhập cá nhân đối với lao động thử việc cũng đã có quy định rõ ràng, do đó, các doanh nghiệp và người lao động cần phải nắm bắt và tuân thủ theo đúng quy định hiện hành. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. 

 

5/5 - (20 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *